Có rất nhiều bạn gặp vấn đề về việc gửi nhận mail, hôm nay mình xin giới thiệu và hướng dẫn các bạn cấu hình mail, để có thể gửi nhận mail một cách thành công.
Mỗi một server (nơi mà ta được chia sẻ hosting hoặc làm chủ một server riêng để cài đặt ứng dụng Web), đặc biệt là server Linux đều có sử dụng một chức năng cho phép ứng dụng Web có thể gửi và nhận thông tin qua email khi phát sinh nhu cầu liên lạc giữa người dùng và website. Chức năng này cụ thể cho phép:
* Người dùng website nhận được email tự động thông báo, hoặc email kích hoạt… khi đăng ký thành viên
* Khách hàng nhận được email xác nhận đã đặt mua hàng hoặc thông tin mua hàng… khi hoạt động thương mại trên Internet
* Thành viên của website nhận email thông báo khi có người trả lời comment của mình tại một bài viết đã tham gia
* Người quản trị website nhận mail thông báo, mail liên lạc, đơn đặt hàng qua mail… từ phía người dùng website
* …
Chức năng này cho phép ta gửi email chứa thông tin cần thiết tới đối tượng nhận một cách tự động, với tên mail, tên người gửi có thể tuỳ chọn.
Ý nghĩa các thông tin cần khai báo trong Joomla Mail Settings
Thông thường, cấu hình mail được Joomla tự động tạo lập ngay từ những bước cài đặt đầu tiên. Nghĩa là ngay sau khi site cài đặt xong là đã có thể gửi/nhận email bình thường. Mặc định cấu hình mail sẽ như sau:
Cấu hình mặc định của Joomla Mail Settings
Giải thích:
Mailer: Công cụ gửi mail đang sử dụng cho Website. Có 3 lựa chọn:
* PHP Mail Function: Sử dụng hàm mail() sẵn có của PHP để gửi email đi
* Sendmail: Sử dụng chương trình gửi mail riêng của server
* SMTP Server: Sử dụng máy chủ SMTP riêng để gửi email đi
Mail from: Địa chỉ email sẽ được hiển thị (được hiểu là của người gửi) trong mỗi email gửi đi. Địa chỉ này là tuỳ chọn.
From Name: Tên người gửi hiển thị trong email gửi đi. Tên này là tuỳ chọn và mặc định Joomla lấy tên của Website.
Sendmail Path: đường dẫn (của máy chủ) tới thư mục chứa chương trình gửi mail. Cái này chỉ có tác dụng khi lựa chọn Mailer là Sendmail.
SMTP Authentication: Máy chủ SMTP có yêu cầu xác thực bằng tài khoản đầy đủ hay không. Mục này chỉ sử dụng khi lựa chọn Mailer là SMTP Server.
SMTP Security: Hình thức bảo mật của SMTP Server. Mặc định là None, nếu khác phải hỏi bên quản lý hosting.
SMTP Port: Cổng mạng mà máy chủ SMTP sử dụng
SMTP Username: tên tài khoản email đăng ký với máy chủ SMTP
SMTP Password: mật khẩu tài khoản email đăng ký với máy chủ SMTP
SMTP Host: địa chỉ (domain hoặc IP) của máy chủ SMTP
Bây giờ ta sẽ đi qua ví dụ trong từng trường hợp:
1. Sử dụng PHP Mail Function
Cách này là mặc định của Joomla mà cũng là cách đơn giản nhất. Chỉ cần khai báo Mail From và From Name, các mục khác có thể bỏ qua.
Các thông số cần thiết khi dùng PHP Mail Function
2. Sử dụng Sendmail
Cách này sử dụng chương trình gửi mail của chính server đang cài website. Cần khai báo thêm đường dẫn tới chương trình Sendmail của Server. Mặc định trên Linux luôn là usr/sbin/sendmail
Cấu hình của Sendmail
3. Sử dụng SMTP Server
Cách này sử dụng máy chủ SMTP riêng để gửi mail. Ta có thể lựa chọn SMTP Server là chính server đang cài website, hoặc SMTP Server bên ngoài (Gmail, SMTP Server khác mà ta biết…)
* Để cấu hình cho việc sử dụng chính local SMTP Server, cần tự lập một tài khoản email trên host rồi khai báo thông tin tài khoản cần thiết, mục SMTP Host chọn là localhost, SMTP Port mặc định là 25 (nếu khác phải hỏi bên quản lý hosting):
Cấu hình để sử dụng local SMTP Server
Để cấu hình cho việc sử dụng Gmail là SMTP Server, khai báo tài khoản Gmail đã đăng ký và các thông số khác như sau:
Cấu hình để sử dụng Gmail SMTP Server
Mách nhỏ:
1 Thông thường PHP Mail Function dễ sử dụng cũng như dễ khai báo nhất. Tuy nhiên cả trên Thế giới và một số nhà cung cấp Hosting ở Việt Nam vẫn thường disable hàm mail() trên server để chống spam và nâng cao bảo mật. Trong một số hiếm còn có trường hợp nhà cung cấp host gỡ bỏ cả chương trình Sendmail (tất nhiên những host này thì không nên chọn). Chính vì vậy cần vận dụng tốt giữa 3 lựa chọn Mailer, và thường thì sử dụng SMTP Server là an toàn nhất.
2 Để kiểm tra xem server có bị nhà cung cấp disable hàm mail() hay không, ở Administration Page vào Help → System Info → PHP Settings → kiểm tra ở mục ‘Disabled Functions’ xem có mail trong danh sách các hàm bị cấm không.
3 Các thông tin trong bài viết này áp dụng cho Joomla 1.5.x về sau.
Vậy là xong rồi đó các bạn, chúc các bạn thành công
Chuyên Mục: Joomla
Bài viết được đăng bởi webmaster