Contents
cú pháp Java cơ bản hay nhất, đầy đủ nhất dành cho các bạn bắt đầu làm quen với Java. Giới thiệu một cách chi tiết, đầy đủ nhất các cú pháp Java cơ bản, giúp cho các bạn mới tiếp cận dễ dàng thực hành một cách tốt nhất.Các chương trình ví dụ minh họa đa dạng và cập nhật nhất. Cú pháp Java cơ bản là bước đầu tiên, quan trọng trong quá trình học lập trình Java của chúng ta.
Chương trình Java đầu tiên “Hello World!”
Cấu trúc một chương trình Java bao gồm:
Tên lớp (Class name): chúng ta quy ước bắt đầu tên lớp với ký tự viết hoa
- Cú pháp: class Tên_lớp
- Ví dụ: class HelloWorld
Tên phương thức (Method name): chúng ta quy ước bắt đầu tên phương thức với ký tự thường
- Cú pháp: Kiểu_trả_về Tên_phương_thức(Đối số 1, đối số 2, …, đối số n)
- Ví dụ: int hello(String name)
Hàm main() trong Java: public static void main(String[] args)
- Trình biên dịch Java sẽ ưu tiên nội dung, xử lý các lệnh trong hàm main trước các hàm, phương thức khác.
Quy ước đặt tên định danh trong Java
- Tất cả các tên định danh bắt đầu với các ký tự (A … Z hoặc a … z), ký tự $ hoặc ký tự _.
- Tên định danh không được trùng với từ khóa ví dụ đặt biến là main sẽ không hợp lệ.
- Một số ví dụ tên định danh hợp lệ: Year, age, $number, _money
- Một số ví dụ tên định danh không hợp lệ: int, String, 123abc
Cách Chú thích (Comment) code trong java
- Để chú thích một dòng lệnh ta dùng cặp ký tự //code
- Để chú thích một đoạn lệnh ta dùng cặp ký tự /*codes*/
- Ví dụ:
- chú thích 1 dòng: //System.out.println(“Hello, Wordl”)
- chú thích 1 đoạn:
/*
String s = “hello”
System.out.println(s)
*/
Bảng từ khóa trong Java
(*) Lưu ý: Đây là bảng các từ khóa cơ bản, thường dùng, bên cạnh đó còn một số từ khóa, cách dùng khác tùy trường hợp đặc biệt.
Tổng kết Bài 2 – Lập trình Java, cú pháp cơ bản Java
- Làm quen với chương trình Java đầu tiên “Hello World”
- Một số quy ước đặt tên định danh trong Java
- Thao tác Chú thích code trong Java
- Bảng từ khóa thường dùng trong Java
Cảm ơn các bạn đã quan tâm, theo dõi, mọi thắc mắc xin góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn
https://diendanhocweb.com
Chúng ta sẽ tiếp tục đến với Bài 3 – Tìm hiểu về Lớp và Đối tượng trong Java trong bài viết tiếp theo